Những bí mật về bà tổ ngành điều dưỡng

Sức Khỏe

Florence Nightingale là một nhà giáo dục và cũng chính là người đã sáng lập ra ngành điều dưỡng. Sau đây và những bí mật về bà tổ ngành điều dưỡng mà Cao đẳng Dược TPHCM đã tổng hợp lại.

Những bí mật về bà tổ ngành điều dưỡng

Florence Nightingale lớn lên trong một gia đình giàu có tại Anh. Bà luôn được cha mẹ mình kỳ vọng sẽ trở thành một người có vai vế trong xã hội nhưng bà lại có những dự định riêng cho mình. Từ khi 16 tuổi bà đã nhận thấy rằng bản thân mình đã được ban cho một sức mạnh huyền bí để chăm sóc cho mọi người.

Florence Nightingale được sinh ra tại Ý

Mặc dù cha mẹ của bà đều là người Anh nhưng bà lại được sinh ra tại Florence, Ý. Cha mẹ cũng đã lấy tên nơi bà sinh ra để đặt cho bà. Khi Florence Nightingale được 1 tuổi thì gia đình đã trở lại Anh, tại đây bà đã được tiếp cận với một nền giáo dục rất cao cấp. Điều thú vị ở đây chính là chị gái của bà cũng được sinh ra ở ngoài nước Anh, và cha mẹ bà cũng đã lấy tên thành phố đó để đặt tên cho chị gái của bà.

Florence Nightingale thông thạo nhiều ngoại ngữ

Bà tổ ngành điều dưỡng biết nhiều thứ tiếng. Florence Nightingale có thể nói trôi chảy các thứ tiếng như: Anh, Ý, Pháp, Đức thậm chí là cả tiếng Latin và Hy lạp cổ. Cha của bà từng tốt nghiệp đại học Cambridge, nên ngay từ khi còn nhỏ bà đã bị quản thúc việc học tập và hướng cho bà học các thứ tiếng từ rất sớm.

Cả cha và mẹ của Florence Nightingale đều không muốn bà trở thành y tá

Cha mẹ của bà rất không hài lòng khi bà nói muốn trở thành người chăm sóc cho bệnh nhân. Tất nhiên là trong thời điểm những năm 1800 trở về trước thì ngành y tá chưa được xã hội tôn trọng như hiện nay mà chỉ là một công việc dành cho những người phụ nữ có địa  vị thấp kém trong xã hội và mức lương nhận được cũng rất ít ỏi.

Florence Nightingale rất được báo chí quý trọng

Bà thường xuyên thức thâu đêm để theo dõi và chăm sóc cho các binh sĩ nên đã được tờ báo London Times đặt cho một danh hiệu rất nổi tiếng chính là: “Người phụ nữ dưới ánh đèn” cho những nỗ lực tại chiến trường Crimea của bà.

Sau khi báo chí công bố công việc gian khổ của bà đã gây được ấn tượng rất mạnh, Florence Nightingale đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trên khắp lãnh thổ của vương quốc Anh.

Nữ hoàng rất tự hào về Florence Nightingale

Trước khi rời khỏi chiến trường Crimea, bà đã được nữ hoàng Victoria tặng một chiếc trâm như một lời cảm ơn và đây cũng chính là một sự công nhận từ phía hoàng gia. Đến năm 1856, bà đã có cơ hội được gặp mặt nữ hoàng trực tiếp. Năm 1883, bà có cơ hội gặp nữ hoàng lần thứ 2 khi được Hội Chữ thập đỏ Hoàng gia tưởng thưởng tại Windsor.

Bà vừa là một tác giả vừa là một nhà giáo dục

Những ghi chép đầu tiên về ngành điều dưỡng của Florence Nightingale đã được xuất bản vào năm 1859. Trong cuốn sách của bà có nhắc tới rất nhiều nguyên tắc khi chăm sóc cho người bệnh. Nhiều sinh viên điều dưỡng ngày nay vẫn còn sử dụng cuốn sách này.

Bà đã thành lập một trường y Nightingale ở Luân Đôn vào năm 1860. Trong thế kỷ 19 thì đây chính là trường đào tạo điều dưỡng tốt nhất. Hiện nay trường học này có tên là King’s College London.

Nữ điều dưỡng đầu tiên ở Hoa Kỳ là học trò của bà

Linda Richards được coi như một y tá bài bản đầu tiên tại Hoa Kỳ chính là học trò của bà. Linda Richards đã theo học tạ trường y Nightingale vào năm 1877. Người ta nói rằng Florence Nightingale đã trực tiếp hướng dẫn cho Richards trong thời gian đó.

Khi Linda Richards quay trở lại Hoa Kỳ, cô đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thành lập nên các trường điều dưỡng trên toàn quốc. Sau đó Linda Richards đã có một chuyến đi đến khu vực Đông Á, tại đây cô đã trở thành người đồng thành lập và giám sát trường đào tạo điều dưỡng đầu tiên ở Nhật Bản.

Florence Nightingale đã nhận được huân chương công lao danh giá

Florence Nightingale chính là người phụ nữ đầu tiên được trao tặng Huân chương Công lao. Đây chính là một huân chương cao quý dành cho những công dân danh dự của vương quốc Anh được vua Edward VII ban hành vào năm 1902.

Mục đích của huân chương công lao chính là vinh danh những người đã đạt được thành tự lớn trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghệ thuật, văn hóa. Nhận được huân chương này chính là một vinh dự rất đặc biệt. Từ trước đến giờ chỉ có 24 người nhận được huân chương này. Rõ ràng Florence Nightingale hoàn toàn xứng đáng với tấm huân chương đó.

Gia đình của bà đã từ chối quốc tang

Đáng buồn thay, Florence Nightingale đã qua đời tại nhà riêng của mình tại London vào ngày 13/8/1910. Đã có đề xuất thực hiện quốc tang tại Tu viện Westminster nhưng gia đình của bà đã từ chối điều đó.

Theo mong muốn cuối cùng của mà thì gia đình đã chôn cất bà tại một mảnh đất nhỏ của gia đình tại thờ St. Margaret, East Wellow, ở Hampshire, Anh.

Với những thông tin trong bài viết trên đây thì chắc hẳn độc giả đã hiểu biết thêm về bà tổ ngành điều dưỡng. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.

Facebook Comments