Mẹ bầu ăn dứa thế nào cho đúng cách?

Sức Khỏe

Dứa là loại quả tốt chứa rất nhiều vitamin nhưng dứa cũng là loại hoa quả chứa bromelain gây co thắt tử cung. Nhiều mẹ bầu thắc mắc là bầu có ăn được dứa không và nếu có thì nên ăn từ tuần bao nhiêu của thai kỳ. Những lời khuyên bổ ích dưới đây là tổng hợp từ chia sẻ của Thu Trang, học Cao đẳng dược tại Bình Thạnh sẽ giúp các mẹ có kiến thức an toàn cho cả mẹ và con.

Ăn dứa khi mang thai có được không?

Ăn dứa khi mang thai có được không?

Dứa có lợi ích gì?

Dứa là loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C và một lượng lớn khoáng chất giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho các mẹ bầu. Chất bromelain giúp bà mẹ chống lại triệu chứng cảm lạnh cũng như đau họng, nhức đầu thông thường.

Trong quả dứa có chứa đến gần 70% lượng mangan cần thiết cho cơ thể. Lượng mangan này có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết.

Dứa còn chứa nhiều chất xơ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu khi mang thai. Dứa cũng chứa nhiều dưỡng chất khác như folate, đồng, sắt, magie, vitamin B6 rất tốt cho cơ thể của các mẹ bầu. Thế nên có thể yên tâm rằng dứa là loại quả rất tốt cho các mẹ mang thai.

Bà bầu có nên ăn dứa không?

Nhiều bà bầu lo lắng trước những thông tin cẩm nang sức khỏe cho rằng phụ nữ mang thai ăn dứa hoặc uống nước ép dứa trong thời gian đầu của thai kỳ sẽ làm gia tăng nguy cơ sảy thai bởi trong loại trái cây này có chứa chất bromelian làm mềm cổ tử cung, gây ra những cơn co thắt. Tuy nhiên, các mẹ nên bình tĩnh và đừng quá lo lắng vì chưa có một kết quả nghiên cứu chính thức nào kết luận rằng lượng chất bromelian trong dứa đủ lớn để có thể gây ra những cơ co thắt cho các mẹ.

Theo nghiên cứu thì trong dứa có chứa nhiều enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm khung xương chậu giúp cho quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn và giảm hiện tượng sưng phù trong thời gian mang thai các bé nữa.

Trong một số trường hợp mẹ bầu ốm nghén thì ăn dứa có thể giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng nghén khi mang thai, nhưng các bà bầu nên cắt bỏ phần cùi khi ăn vì chúng có thể hình thành những búi sơ trong thành ruột.

Ăn dứa như thế nào cho đúng cách?

Tuy dứa có nhiều tác dụng tốt cho bà bầu nhưng do có tính axit mạnh nên ăn nhiều dễ gây tiêu chảy (nhất là khi ăn phải quả dứa còn xanh) hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của xương của bé.

Dứa chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa

Dứa chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa

Mẹ cần lưu ý là sau khi gọt vỏ, các mẹ nên cắt dứa thành từng miếng, ngâm nước muối nhạt 30 phút để tránh dị ứng dứa hoặc các mẹ có thể ăn các món đã được chế biến (xào, nấu) từ dứa để yên tâm hơn.

Lời khuyên của các chuyên gia là các mẹ bầu nên ăn dứa vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối có thể thúc đẩy quá trình co thắt tử cung trong lúc sinh nở, giảm các triệu chứng khó chịu trong tháng cuối và bổ sung chất dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện.

Những mẹ bầu nào có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày và bao tử thì không nên ăn dứa, với đặc tính chưa axit, dứa có thể gây khó tiêu hay gây ra các triệu chứng viêm loét nguy hiểm cho mẹ khác.

Trên đây là những giải đáp và những lời khuyên cho các bà bầu vè dưới, hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ trong quá trình “vượt cạn” suôn sẻ nhất.

Facebook Comments
Rate this post