Các thành phần của máy tính

Giới thiệu chi tiết các thành phần của máy tính

Công Nghệ Đánh Giá

Mặc dù máy tính được sử dụng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết các thành phần của máy tính cũng như các chức năng mà máy tính đảm nhận.

Các thành phần của máy tính khá nhiều. Tuy nhiên nếu liệt kê danh sách các bộ phận của máy tính thì sẽ phải kể đến phần cứng và phần mềm. Cấu tạo các thành phần của máy tính để bàn sẽ hơi khác so với cấu tạo của máy tính xách tay do đặc thù tính chất của hai loại này khác nhau.

Các thành phần của máy tính

Các thành phần của máy tính

1. Máy tính có mấy bộ phận chính?

Máy tính được chia thành 2 bộ phận chính là phần mềm và phần cứng.

Phần mềm máy tính được tạo nên bởi các kỹ sư công nghệ phần mềm thiết kế tạo nên. Phần mềm máy tính được chia thành hai loại chính. Đó là:

  • Phần mềm hệ thống: Hệ điều hành và trình điều khiển thiết bị
  • Phần mềm ứng dụng: Bao gồm những chương trình giúp người dùng thực hiện các công việc cụ thể.

Hiện nay, hầu hết các máy tính sử dụng phần mềm của các hãng sản xuất phần mềm nổi tiếng như Microsoft, Sun Microsystem, Adobe…

Phần cứng máy tính bao gồm những thiết bị được sử dụng nhằm hỗ trợ quá trình sử dụng hay còn được gọi là thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra, bộ xử lý trung tâm.

Đặc điểm, chức năng của các phần cứng máy tính:

CPU

CPU hay còn được gọi là bộ xử lý trung tâm có nhiệm vụ xử lý các tác vu của máy tính điều khiển các thiết bị đầu vào như bàn phím, chuột và các thiết bị đầu ra như máy in, màn hình.

Khi lựa chọn mua máy tính, người ta thường quan tâm đến thông số CPU. Bởi CPU quyết định đến hiệu năng sử dụng máy tính, tốc độ xử lý nhanh hay chậm. Thông số chỉ CPU càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh.  

Ram

Ram chính là bộ nhớ tạm của máy tính. Vì sao gọi là bộ nhớ tạm? Vì các dữ liệu khi lưu ở bộ nhớ Ram sẽ biến mất khi ta tắt máy.

Bộ nhớ Ram càng lớn thì tốc độ xử lý càng nhanh. Bộ nhớ Ram lớn kết hợp với CPU mạnh giúp cho việc thực hiện nhiều tác nghiệp, mở nhiều Tab cùng một lúc nhưng không bị chậm hay đơ.

Ổ cứng

Ổ cứng là nơi lưu trữ hệ điều hành, phần mềm, dữ liệu. Không giống như Ram, khi tắt nguồn các dữ liệu được lưu trữ tại ổ cứng vẫn sẽ được giữ nguyên.

Dung lượng ổ cứng càng lớn càng lưu trữ được nhiều, tốc độ chạy máy càng nhanh. Thông thường, một máy tính sẽ có thể chứa 500 GB hoặc 1000 GB. Một máy tính dùng trong ngành kỹ thuật sẽ yêu cầu có dung lượng ổ cứng lớn hơn so với máy tính dùng trong ngành kinh tế.

Màn hình

Đây cũng là một thành phần quan trọng của máy tính. Độ phân giải màn hình lớn sẽ giúp bảo vệ mắt tốt hơn. Khi nhìn lâu vào màn hình máy tính, nếu ta thấy mỏi mắt thì độ phân giải màn hình của máy tính đó chưa được đẩy mạnh cải tiến.

Hiện nay, công nghệ cải tiến, có một số màn hình máy tính ta có thể sử dụng tay chạm cảm ứng để điều khiển máy giống như một chiếc điện thoại thông minh. Tuy nhiên, với những loại này thì giá thành sẽ khá cao bởi nó đòi  hỏi sử dụng công nghệ tiên tiến hơn.

Ổ đĩa quang

Ổ đĩa quang chính là ổ để chạy các đĩa CD/DVD được gắn kèm ở máy. Tuy nhiên, hiện nay  có một số máy tính với thiết ké mỏng thì ổ đĩa quang thường được nhà sản xuất cắt bớt đi.

Ngoài ra còn có các thành phần máy tính khác nữa như Card mạng,  vỏ máy tính… tùy vào từng loại máy tính mà các thành phần này được thiết kế thêm hay cắt bớt đi.

Trên đây là các thành phần máy tính chung có ở cả máy tính bàn và máy tính cá nhân. Máy tính để bàn lại có thành phần khác mà máy tính xách tay không có.

2. Máy tính để bàn có mấy bộ phận chính?

Máy tính để bàn được chia làm 3 bộ phận chính: thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra, bộ xử lý trung tâm.

Máy tính để bàn

Mày tính để bàn

 

Dưới đây là danh sách các bộ phận của máy tính để bàn:

  • Vỏ máy
  • Nguồn điện
  • Các bảng mạch
  • CPU
  • Bộ nhớ trong: Rom và Ram
  • Bàn phím
  • Màn hình
  • Bộ nhớ ngoài
  • Chuột
  • Máy in.

3. Chức năng của máy tính

Có thể nói máy tính đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Máy tính ra đời giúp tiết kiệm cho con người thời gian, công sức, tiền bạc…

Máy tính có chức năng thực hiện các chương trình đã được cài đặt sẵn. Các chương trình này được lưu trong bộ nhớ và được xử lý nhờ đơn vị xử lý trung tâm. Bộ phận CPU tiến hành đọc chỉ thị từ bộ nhớ và thực thi chỉ thị đó.

Máy tính đóng vai trò quan trọng

Máy tính đóng vai trò quan trọng

 

Máy tính trong thời đại công nghệ hiện nay sẽ luôn được nâng cấp tiên tiến hơn. Chính vì thế, các thành phần của máy tính cũng sẽ được cải tiến thêm bớt đi cho phù hợp.

 

Facebook Comments