Các bộ phận của máy tính

Tìm hiểu các bộ phận của máy tính hoàn chỉnh

Công Nghệ Đánh Giá

Máy tính hoạt động nhờ các bộ phận của máy tính kết hợp hoàn hảo với nhau. Một máy tính hoàn chỉnh được cấu tạo từ nhiều bộ phận.

Các bộ phận của máy tính thực hiện các chức năng khác nhau. Máy tính để bàn và máy tính xách tay hay còn gọi là Laptop sẽ được thiết kế có những bộ phận riêng nhằm phù hợp với tính chất, đặc điểm của máy tính đó.

Các bộ phận của máy tính

Các bộ phận của máy tính

1. Các bộ phận của máy tính cơ bản

Để sản xuất ra một máy tính nói chung, nhà sản xuất phải trải qua rất nhiều công đoạn, từng chi tiết, linh kiện, phần cứng, phần mềm…Dưới đây là các bộ phận của máy tính cơ bản:

Thiết bị đầu vào

Thiết bị đầu vào đảm nhận chức năng hỗ trợ cung cấp, nhập dữ liệu vào máy tính. Một số thiết bị đầu vào cơ bản như: bàn phím, chuột. bên cạnh đó còn  có thể có máy Scanner, Webcam…

Bộ xử lý trung tâm

Bộ xử lý trung tâm hay còn gọi là CPU. CPU thực hiện chức năng xử lý thông tin, xử lý các dữ liệu mà các thiết bị đầu vào cung cấp. đồng thời, CPU cũng thực hiện chức năng xử lý quá trìnhcác bộ điều khiển bộ nhớ, điều khiển vào ra…

Thiết bị đầu ra

Nếu như các thiết bị đầu vào hỗ trợ cung cấp dữ liệu thông tin vào thì thiết bị đầu ra hỗ trợ, cung cấp dữ liệu thông tin ra. Các thông tin này qua thiết bị đầu ra đến được với người đọc giúp người đọc có thể nhìn, đọc, nghe được…Một số thiết bị đầu ra như: loa, màn hình, máy in, máy chiếu….

Loa ngoài - thiết bị đầu ra

Loa ngoài – thiết bị đầu ra

Thiết bị lưu trữ

Để máy tính có thể thực hiện được các tác nghiệp thì cần có bộ nhỡ lưu trữ. Thiết bị lưu trữ giúp lưu trữ lại thông tin. Có hai loại thiết bị lưu trữ tương ứng với việc đảm nhận hai chức năng khác nhau. Đó là bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ trong bao gồm: ROM và RAM. Bộ nhớ ngoài bao gồm: ổ cứng, ổ mềm, ổ quang, ổ quang từ…

Các bộ phận của máy tính cơ bản này thực hiện hỗ trợ, nhịp nhàng với nhau.

Máy tính nói chung và Laptop nói riêng đều được thiết kế cấu tạo theo 4 bộ phận chính như trên. Tuy nhiên, Laptop do đặc điểm nhu cầu sử dụng khác nên sẽ được thiết kế có một số bộ phận khác giúp thích ứng hơn.

2. Cấu tạo của Laptop

Laptop được cấu tạo từ nhiều bộ phận.

Bộ xử lý CPU

Khi nhắc đến các bộ phận của máy tính nói chung và cấu tạo của Laptop nói riêng, người ta sẽ nhắc đến CPU hay còn gọi với tên đầy đủ là Bộ xử lý trung tâm. CPU được xem như não bộ con người. Con người càng thông minh thì não bộ càng phát triển. Các dữ liệu đầu vào được thực hiện xử lý tại đây.

Thông thường, các Laptop hiện nay sử dụng bộ xử lý của Intel hay ADM. Tốc độ xử lý được thể hiện qua Core I x.  X càng cao thì tốc độ xử lý càng nhanh. Các máy tính dùng trong ngành kỹ thuật thường yêu cầu Core I 5 hoặc Core I 7. Các máy tính dùng trong ngành kinh tế thường yêu cầu thấp hơn như Core i 3.

Bộ xử lý CPU

Bộ xử lý CPU

Bộ nhớ

Như đã trình bày ở trên, bộ nhớ chia làm hai loại, bộ nhớ trong (RAM) và bộ nhớ ngoài (ROM). Các dữ liệu lưu trong Ram sẽ bị mất khi tắt máy tính. Ram càng lớn thì máy tính chạy càng nhanh, càng mượt. Đó là lí do khi lựa chọn máy tính, người ta thường lựa chọn Ram có thông số lớn.

Bo mạch chính Mainboard

Main là bộ phận quan trọng nhất khi nói về cấu tạo của Laptop. Nó quyết định tới sự ổn định hiệu năng của máy tính. Mainboard có chức năng gắn kết các linh kiện với nhau. Trên mainboard sẽ có các khe cắm cho bộ xử lý, bộ nhớ RAM và các khe mở rộng PCI, có các chipset để xử lý điều khiển cổng ra vào, bộ điều khiển giao tiếp với ổ cứng…

Ổ cứng

ổ cứng là nơi chứa các chương trình, dữ liệu cá nhân. Hiện nay, các máy tính cá nhân có dung lượng lưu trữ lớn lên đến 20 GB, 40GB, 60GB, 80GB. ổ cứng phát huy tác dụng tối đa khi bộ nhớ tạm Ram hết dung lượng lưu trữ. Lúc này các dữ liệu được lưu ở đây sau đó trao đổi với nhau.

Vỏ máy tính

Vỏ máy tính chính là những bộ phận bao quanh thành tạo nên hình dạng máy tính. Nó bao gồm các khung máy tính, các khay đựng đĩa, các nút nguồn, nút Reset và các đèn LED.

Màn hình

Đối với Laptop, màn hình khá đa dạng kích thước đáp ứng nhu cầu người sử dụng. hiện nay màn hình thường có các kích thước như 14 inches, 15,6 inches…tùy vào mục đích sử dụng mà bạn nên lựa chọn loại laptop có kích thước màn hình như thế nào cho phù hợp. Chú ý nên chọn màn hình có độ phân giải cao để tăng khả năng bảo vệ mắt của bạn. Độ phân giải cao sẽ giúp bạn làm việc nhiều với máy tính nhưng không bị hại mắt.

Dùng nhiều máy tính khiến đau mỏi mắt

Dùng nhiều máy tính khiến đau mỏi mắt

Trên đây là một số bộ phận chính của Laptop. Tất cả bộ phận của Laptop kết hợp lại sẽ tạo nên một máy tính hoàn chỉnh giúp chúng ta thực hiện các tác nghiệp đơn giản hơn, nhanh hơn giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc.

Các kiến thức liên quan đến các bộ phận của máy tính đã được làm rõ. Khi lựa chọn mua máy tính bạn cũng nên cân nhắc thông số các bộ phận này để lựa chọn được máy tính tốt nhất.

                                                                                                                                                                                  Công nghệ

Facebook Comments